“Phải mở một đường đi cho kiến trúc sư trẻ”
Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, Kiến trúc sư (KTS) Võ Thành Lân tỏ ra lo cho “số phận” của KTS trẻ VN. Ông đề suất đã đến lúc "phải mở một đường đi cho kiến trúc sư trẻ"
Năm 1981, ông đoạt giải thưởng quốc tế với Đồ án lớp học nổi Đồng bằng sông Cửu Long và được trao Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn. . KTS Võ Thành Lân: KTS ra trường 5 - 7 năm mới xin cho mình được một cái chứng chỉ hành nghề, tức là cũng mới chỉ được ký tên bản vẽ thôi, cũng chưa được quyền mở doanh nghiệp, mà chứng chỉ hành nghề thường thường do ông Phó giám đốc Sở XD ký duyệt. Mà ông đó nhiều khi cả đời không bao giờ thiết kế gì cả. Cái đó vô lý trong khi KTS mình ra trường là bằng quốc gia mà! Kể cả những KTS ra trường, được giải Loa thành, những người rất giỏi ra vẫn làm thợ chứ không được làm... sư. Nó là một thực tế. Cơ chế đó đánh đồng hết những người giỏi, những người dở, những người siêng năng, những anh làm biếng giống nhau hết. Cho nên giới KTS trẻ bây giờ rất hoang mang về tương lai của mình. Số ít có cha anh, có quan hệ xin vào cơ quan Nhà nước, kiếm chỗ an thân, kiếm cơ hội để phát triển. Đa số phải đi làm thi công, làm tiếp thị vật liệu, kinh doanh nhà... “trả nợ cơm áo” mà. Số thực sự trở thành KTS theo đúng nghĩa rất ít. Cách đây 60 năm, người Pháp nói câu: Muốn thành KTS, râu phải dài tới rốn. Nhưng bây giờ thời đại thông tin, kiến thức cả thế giới chia sẻ nhau hết. Ở những cuộc thi quốc tế bây giờ, người ta ăn nhau ở ý tưởng thôi, nhiều khi nhiều kinh nghiệm lại cản trở tư duy. Tôi đi khảo sát nước ngoài, có rất nhiều công ty có ông chủ nổi tiếng Top 1, Top 2 của thế giới nhưng cái bộ não của công ty ít khi nào là người trên 35 tuổi. Đó là xu thế... Chúng ta phải mở một đường đi cho giới KTS trẻ, bởi người KTS thực sự thành đạt phải đi từ rất trẻ đi lên. Không có anh nào đi làm thầu, đi làm quan rồi đột nhiên thành KTS giỏi được! Đã đến lúc cấp bách cần có Đoàn KTS để hỗ trợ cho KTS trẻ... KTS nên có một tổ chức, một nghiệp đoàn của mình. Đây là tổ chức của những người làm nghề, chứ không phải tổ chức của KTS nói chung. Chúng ta đang có 2 loại KTS, một loại làm thiết kế, một loại chỉ đi... làm quan thôi. Hội KTS danh nghĩa thuộc về Hội LH VHNT, Ban VHTT nhưng thực sự nó giống như cái sân sau của Bộ Xây dựng. BCH Hội giống như CLB các giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, toàn những người làm quan, không phải làm nghề. Và cái Đoàn Chủ tịch của Hội giống như cái CLB Hưu trí của Bộ Xây dựng, và những ông này thường thường không từng làm nghề. Trên thế giới, một trong những nguyên tắc trở thành thành viên KTS Đoàn là anh không phải công chức. Anh không thể vừa quản lý, vừa hành nghề được. Chỉ có một loại công chức (người ăn lương Nhà nước) được phép vào KTS Đoàn là các giáo sư ở trường ĐH. Một ví dụ thế này, Bộ Giáo dục Pháp có một Viện nghiên cứu về trường học với 150 KTS, nhưng tổ chức này hoàn toàn không làm thiết kế, chỉ nghiên cứu và làm tiêu chuẩn thôi. Mà thiết kế là chuyện của các doanh nghiệp và văn phòng thiết kế - không thuộc về các cơ quan Nhà nước. Còn ở VN thì ngược lại khi Bộ XD đang quản lý những công ty tư vấn thiết kế lớn? Đây là việc làm sai về nguyên tắc, Bộ XD bây giờ vừa là nhà làm luật, lại vừa đi làm xây dựng. Đồng tiền liền khúc ruột, khi là tập đoàn kinh tế, thế lực của nó sẽ lấn át đi tổ chức hành chính. Thực ra, Bộ XD chỉ cần cổ phần hóa các công ty thiết kế của mình thì những thành viên đó trở thành thành viên của Hội, không ăn lương Nhà nước nữa thì đâu có vấn đề gì. Nhưng vì một cái lý do nào đó nó lớn hơn tầm hiểu biết của cá nhân mà việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không đụng vô nổi các đơn vị của Bộ XD. Việc thành lập KTS Đoàn bị tắc cũng chính ở Bộ XD? Có thể họ không muốn có cái KTS Đoàn kia, bởi vì phần lớn những tổ chức KTS của Bộ sẽ không có chỗ đứng trong chỗ này. Việc này trước nay cũng có bàn trong Sài Gòn, với (Bộ trưởng) Bộ Xây dựng, cũng đi đến một số nguyên tắc để nghiên cứu về, nhưng nghiên cứu tiến hành nó chậm vì nó không có sự hỗ trợ. Vì như thế Bộ và Sở sẽ mất quyền kiểm soát KTS? Mà chính Đoàn KTS chịu trách nhiệm về KTS đó. Ví dụ, vợ con anh buôn bán vật liệu, anh đi làm thi công là anh không được làm thiết kế rồi. Ví dụ ở Mỹ, hàng năm anh phải đăng ký với KTS Đoàn - nộp 1.500 USD. Nếu 2 năm không đăng ký hành nghề, muốn đăng ký lại, anh phải vô trường thi lấy bằng lại... Và tự nhiên sẽ có một loạt công việc do KTS Đoàn lo. Thậm chí ở một số nước trên thế giới, chỉ cần KTS ký bản vẽ thôi, là không phải xin phép xây dựng. Vì khi mà KTS ký sai thì KTS đó chịu trách nhiệm. Cho nên buộc anh KTS phải đi tìm hiểu. Người quản lý Nhà nước chỉ cần biết ai thiết kế cái nhà này là xong. Anh KTS nào lôi thôi bị treo bằng thì chỉ có khóc. Nó đỡ rất nhiều việc cho Nhà nước, mà việc quản lý cũng chính xác hơn. Bây giờ mình xin giấy phép xây dựng rất khó, nhưng xây bậy thì vẫn xây bậy. Bởi không có một cá nhân nào chịu trách nhiệm, gắn liền quyền lợi của họ với quyết định đó. Có một KTS Đoàn sẽ tốt cho Nhà nước, tốt cho người dân, và cái bộ máy hành chính cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Tóm lại, nên phân biệt giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức kinh tế, về phía Hội nên phân biệt giữa một Hội chính trị-xã hội và những người hành nghề thực sự. N.M.Hà (thực hiện) | |||
Việt Báo (Theo_Tien_Phong) |
Post a Comment