Editable Poly phần 1
Editable Poly giúp bạn thực hiện được ý tưởng của mình
EDITABLE POLY (tạm dịch là: bề mặt có khả năng chỉnh sửa được)
Đây là cách thường dùng để tạo hình trong 3Dmax, ngoài Editable Poly bạn còn gặp Editable Mesh, Editable Pactch, NURBS.
Để sử dụng được chế độ này bạn cần phải chuyển đổi những hình khối cơ bản trở thành những khối có khả năng chỉnh sửa được (Editable).
* Cách làm: bạn chọn vật thể cần chuyển đổi, click phải chuột chọn Convert To: -> chọn chế độ cần chuyển đổi (vd: Convert to Editable Poly).
Click chuột vào thẻ Modify -> click vào dấu cộng [+] bên cạnh dòng “Editable Poly” bạn sẽ thấy:
Ở bài này bạn sẽ làm quen với khái niệm về chế độ “sub-object”. Trong chế độ Editable Poly nói đến Sub-Object là nói đến: Vertex, Edge, Border, Polygon, Element. Để bắt đầu vào chế độ Sub-Object thì bạn có thể click chuột vào dấu cộng [+] bên cạnh dòng “Editable Poly” rồi chọn chế độ hiệu chỉnh tương ứhg, hoặc nhần Ctrl + B trong khi đang chọn vật thể.
I. CHẾ ĐỘ VERTEX SUB-OBJECT: hiệu chỉnh đối tượng con ở cấp độ điểm
VD: Tạo một khối cầu Sphere -> Convert sang Editable Poly -> Click vào thẻ Modifier -> click dấu cộng [+] bên cạnh dòng “Editable Poly” khi đó dưới thẻ Modifier sẽ là các Bảng cuộn (roll-out) tương ứng với từng chế độ Vertex, Edge…
1. Bảng cuộn Selection roll-out
Hộp kiểm Ignore Backfacing (bỏ qua mặt ở phía sau) rất hay, khi bạn click chọn nó thì bạn sẽ không lo chọn nhầm phải điểm ở phía sau của hình khối.
Trong bảng cuộn này bạn có thể thay đổi (di chuyển) giữa các chế độ SO, được biểu thị bởi 5 biểu tượng từ trái qua phải tương ứng vơi: Vertex, Edge, Border, Polygon, Element. Biểu tượng nào đang có màu vàng có nghĩa là chúng ta đang ở chế độ sub-object đó.
Để chọn một điểm bạn click chuột vào điểm đó, để chọn nhiều điểm cùng lúc bạn nhấn Ctrl + click vào điểm đó, hoặc bấm + kéo rê chuột để tạo vùng chọn rồi thả chuột (với cách này bạn có thể lựa chọn được tất cả các điểm nằm trong vùng chọn cả ở mặt trước lẫn mặt sau của hình khối – hãy cẩn thận). Nếu muốn bỏ chọn một điểm hãy nhấn phím Alt + click vào điểm cần bỏ chọn.
Khi chọn một điểm, bạn cần chú ý dòng chữ "Vertex 2 Selected" có nghĩa là điểm 2 đang được chọn. Nếu bạn chọn >2 điểm sẽ hiện dòng chữ “x Vertices Selected” ở đây x là số lượng điểm bạn chọn.
Shrink: Đây là công cụ "làm nhỏ" vùng chọn hiện thời, chỉ có hiệu lực khi bạn không chọn toàn bộ vật thể (hãy thử ấn Ctrl + A sau đó click vào nút [Shrink] xem sao, sau đó chọn một phần của vật thể rồi click vào nút [Shrink] bạn sẽ biết ngay tác dụng của nó).
Grow: Ngược lại với Shrink, nếu bạn không chọn điểm nào thì sẽ không có gì xảy ra khi click vào Grow, hãy chọn một vài điểm rồi click vào Grow xem.
Ring và Loop: đã bị vô hiệu hóa, chỉ có hiệu lực khi bạn ở chế độ Edge và Boder (sẽ tìm hiểu hai công cụ này sau, công cụ này cũng rất hữu dụng đấy)
2. Bảng cuộn Soft Selection: (lựa chọn mềm)
Để sử dụng được chế độ Soft Selection, bạn cần kích hoạt nút kiểm bên cạnh "Use Soft Selection". Giả sử bạn một điểm khi đó màu sắc của điểm đó sẽ biểu thị mức độ ảnh hưởng của phép điều chỉnh tác động lên điểm đó.
Click hoạt nút kiểm Use Soft Selection lên, bạn hãy click vào một vài điểm ở phía trên đỉnh của khối cầu rồi thử Move tới vị trí khác xem bạn sẽ thấy khối cầu trông như làm bằng cao su vậy.
3. Bảng cuộn Edit Vertices:
Remove: dùng để xóa các điểm không cần thiết.
Break: nếu áp dụng lệnh này cho điểm đang được chọn, nó sẽ "tháo rời" các điểm đó ra khỏi các cạnh nối với điểm đang chọn. Khi nhấn Break bạn sẽ không thấy kết quả gì cả, mọi thứ vẫn y nguyên điều đó không đúng Break đã làm việc, để thấy được bạn chỉ cần click chuột vào điểm đó rồi di chuyển tới vị trí khác xem. Lưu ý: bạn chỉ Break được đối với điểm có >2 cạnh nối đến.
Extrude: Khó diễn tả thành lời, nói chung là công cụ này sẽ kéo dài những điểm đang được chọn và tạo ra nhiều điểm mới. Để hiểu rõ hơn thì bạn phải làm thử mới biết được.
Weld: Dùng để hàn hai hoặc nhiều điểm thành một, công cụ này thường dùng để sửa chữa những lỗi khi tạo bề mặt Suface hoặc những cái tương tự (ví dụ như Model hình đầu con mã trong bài thực hành của website này)
Đôi khi Weld không làm việc vì một lý do nào đó, lúc này bạn cần dùng Target Weld.
Target Weld: làm việc giống như Weld, nhưng có vẻ tiện lợi hơn weld. Bạn chọn điểm thứ nhất -> click vào [Target Weld] rồi click vào điểm thứ hai, hai điểm đó sẽ trở thành một.
Chamfer: không diễn tả được!! nói chung là nó sẽ tạo ra một mặt phẳng mới từ điểm ban đầu.
Connect: liên kết 2 điểm (cùng nằm trên một mặt phẳng) được chọn, bằng một đoạn mới nối giữa hai điểm đó.
Remove Isolated Vertices: xóa các điểm nằm đơn độc một mình.
Remove Unused Map Vertices: chịu, không biết áp dụng như thế nào, thử bên áp vật liệu Map cũng không xong!!
4. Bảng cuộn Edit Geometry:
Create: tạo ra điểm mới, mỗi lần click chuột là bạn đã tạo được một điểm, nếu không bật chế độ Snap (bắt dính) thì rất có thể bạn sẽ tạo ra các điểm không mong muốn.
Collapse: tác dụng giống với Weld, chọn các điểm bạn muốn -> nhấn Collapse tất cả các điểm sẽ chụm lại thành một.
Detach: sẽ tạo ra một hình khác độc lập hình cũ, hình mới này tác ra sẽ lấy đi một phần của hình cũ. Công cụ này không có ích lắm trong chế độ Vertex.
Hide Selected / Un Hide All / Hide Unselected: ẩn điểm lựa chọn/bỏ ẩn tất cả các điểm/Ẩn tất cả các điểm trừ điểm đang được chọn.
II. CHẾ ĐỘ EDGE SUB-OBJECT: hiệu chỉnh đối tượng con ở chế độ cạnh
1. Bảng cuộn Selection roll-out:
Khi hộp kiểm By Vertex được chọn, bạn sẽ chọn được các cạnh nối tới điểm mà bạn click chuột.
Hộp kiểm Ignore Backfacing rất hay, khi bạn click chọn nó thì bạn sẽ không lo chọn nhầm phải cạnh ở phía sau của hình khối.
Shrink: Giảm dần vùng chọn (làm việc giống với Vertex)
Grow: Tăng dần vùng chọn (làm việc giống với Vertex)
Ring and Loop: Ring chọn các cạnh song song với cạnh ban đầu, Loop chọn các cạnh tương giao với cạnh ban đầu.
Chọn một cạnh rồi click [Ring]
Còn nếu tôi chọn một cạnh rồi nhấn Loop:
2. Bảng cuộn Edit Edge:
Remove: xóa các cạnh đã chọn.
Split: chẳng biết nút này làm gì, click vào chẳng thấy nhúc nhíc gì cả.
Insert Vertex: thêm các điểm mới.
Weld: Hàn các cạnh, không có tác dụng gì, nghe đã thấy khó hiểu rồi!!
Extrude: kéo nhô cao/xuống thấp theo cạnh được chọn. Đây là kết quả trước và sau khi Extrude
Target Weld: không thấy có tác dùng gì cả, tốt nhất là không dùng nó.
Chamfer: vát cạnh - nó chia một cạnh thành 2 và tạo ra các mặt mới.
Connect: Nối các cạnh, bằng cách tạo một cạnh mới nối hai trung điểm của hai cạnh ban đầu.
III. CHẾ ĐỘ BORDER SUB-OBJECT: hiệu chỉnh đối tượng con ở cấp đường bao quanh vật thể.
Trong chế độ này cũng có các công cụ như ở chế độ Vertex, Edge tuy nhiên không hữu dụng lắm và không phải lúc nào cũng sử dụng được công cụ này cho nên tôi không giới thiệu ở đây.
,
Post a Comment