Ở các phần trước của loạt bài chuyên đề này, CGEZINE đã đưa các bạn từng bước tiếp cận các khái niệm và định nghĩa tổng quan về thiết kế và thiết kế đồ họa, dịch vụ thiết kế cũng như những yếu tố liên quan thông qua 3 bài viết đầu tiên trích từ giáo trình thiết kế của Khoa đồ họa truyền thông, Đại học Mỹ thuật Luân Đôn, Anh. Ở phần này chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu một chút vào lĩnh vực thiết kế chuyên nghiệp, đó là quy trình thiết kế sản xuất.
Thiết kế sản xuất là một phần của quá trình rộng lớn hơn của phát triển các sản phẩm mới cho mỗi loại hình. Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ tạo ra giá trị thặng dư của sản xuất. Tiến trình thiết kế sản phẩm sẽ là lý tưởng khi ăn khớp với mọi phần của tiến trình phát triển rộng lớn hơn, nhưng thông thường thì nó liên quan tới giai đoạn đầu hơn là giai đoạn cuối của tiến trình.
1 - Quy trình thiết kế sản phẩm diễn ra như thế nào?
Tiến trình của thiết kế sản phẩm có thể là một quá trình chuyển biến ở phạm vi rộng. Nó thường liên quan đến một loạt các bước khác nhau, mỗi một giai đoạn lại giúp chúng ta tạo dựng và có những hiểu biết nhất định khi tập trung vào việc thu hẹp dần ý tưởng, bằng cách đó để tiến tới một tiến trình rộng hơn mang tính quyết định.
Các cuộc họp kế hoạch
Một hoạt động chia sẻ tri thức, thường được truyền tải thông qua một tài liệu tóm lược (briefing document), mô tả những yêu cầu của bản thiết kế sản phẩm. Bản tóm lược (brief) có thể phức tạp và được hỗ trợ bằng các nghiên cứu, các yêu cầu ở mức chung chung, không thực sự phải tạo ra chi tiết cho tới khi nắm rõ tất cả các yếu tố ảnh hưởng.
Rất hiếm khi có được một bản tóm lược thực sự toàn diện qua các cuộc họp kế hoạch! Lúc nào cũng vậy, các khách hàng làm việc với nhóm thiết kế để giúp kết nối các chi tiết của bản kế hoạch lại với nhau và tạo ra một bản tóm lược hoàn chỉnh hơn. Giúp các nhà thiết kế sớm mang hơi thở của mình gần hơn với tầm nhìn của khách hàng, giải tỏa những gì có thể, cũng như những gì mà họ nghĩ cần phải có.
Cuộc họp kế hoạch không phải khi nào cũng nhất thiết phải là bản ‘tóm tắt’ ngắn gọn bằng một tài liệu đơn - thường thì nó là một file chứa một bản ghi của tất cả các yếu tố liên quan và các văn bản mô tả nội dung công việc, tầm nhìn khách hàng và ý tưởng của họ muốn nhà thiết kế ‘diễn họa’ bằng hình ảnh.
Các cuộc họp kế hoạch thường gồm 3 điểm chính:
1. Marketing
- Phần marketing của một bản brief sẽ mô tả ngắn gọn dự đoán về sản phẩm, chức năng của nó, định vị đối với các đối thủ cạnh tranh chính và các yêu cầu bắt buộc về nhận diện thương hiệu.
- Nó cũng có thể có một 'danh sách những mong muốn' về các chức năng và tính năng, cũng như một danh sách 'những điều phải có'.
- Nó cũng còn là một bản tham khảo, hoặc bao gồm các nghiên cứu về khách hàng gần đây mà họ có.
2. Kỹ thuật
- Mảng kỹ thuật của một bản kế hoạch sẽ luôn chỉ ra các giới hạn đầu tư dành cho các trang thiết bị mới, các phần có sẵn hoặc các thành phần cần được tái sử dụng, một đặc tả sản phẩm sơ bộ về hiệu năng, chi phí và dự định sản xuất, và các quy chuẩn công nghiệp cần tuân thủ.
- Nó sẽ thường chỉ rõ hoặc cung cấp thông tin về chức năng chính quan trọng sẽ ảnh hưởng đến bản thiết kế tương lai.
3. Thương mại
- Nội dung về thương mại trong bản kế hoạch thường sẽ đề cập đến mọi khía cạnh liên quan tới bán hàng và phân phối sản phẩm.
- ROI (Return on Investment - Lợi nhuận đầu tư), và kế hoạch bán hàng (các mục tiêu và dự báo)
- Ngoài ra nó có thể đề cập tới các nhu cầu đầu tư chính và các thực thi thương mại dành cho sản phẩm mới trong bối cảnh các sản phẩm khác của nhà sản xuất cũng đang được lên lịch trình ra mắt.
- Các đầu ra của giai đoạn này thông thường sẽ bao gồm các tài liệu và các bản báo cáo.
- Nghiên cứu về xã hội, kinh tế và các yếu tố công nghệ
- Thông thường, nếu có sẵn, khách hàng sẽ cung cấp các bản thiết kế của nghiên cứu thị trường mà nhà sản xuất đã thực hiện để thiết lập vị trí thị trường thích đáng. Đôi lúc, công ty thiết kế sẽ gợi ý và thực hiện các nghiên cứu để khỏa lấp các hiểu biết và kiến thức về người tiêu dùng, để tìm ra các bối cảnh mà sản phẩm được sử dụng, hoặc các xu hướng tiêu dùng đương đại. Thường thì sản phẩm của quá trình nghiên cứu là các bản thiết kế, và các kiến nghị xuất phát từ chúng.
Các yêu cầu và định hướng chiến lược
Càng ngày, các nhà thiết kế càng được yêu cầu định hình, đóng góp, hoặc chứng thực chiến lược tổng thể cho sản phẩm, để cung cấp định hướng và bối cảnh sản xuất. Những việc như thế thường xảy ra trước các cuộc họp (thường phụ thuộc vào thời điểm này) và thường đi trước các nghiên cứu mới. Trong quá trình tìm kiếm không ngừng cho sự đổi mới, các công tác như chiến lược như thế thường gắn liền với các ý tưởng sơ khai để hình dung ra các ý tưởng và sản phẩm hoàn chỉnh của tương lai. Một sản phẩm của giai đoạn này thường là các bản báo cáo và các kiến nghị kèm theo.
Hình thành ý tưởng và đổi mới
Các ý tưởng mới cho các sản phẩm cung cấp những lợi thế quan trọng cho cả khách hàng lẫn nhà sản xuất. Thông thường sản phẩm của quá trình này là các bản phác thảo (sketche), đôi lúc là các mô hình được thống nhất về nguyên tắc (POP - proof of principle), đôi khi là các bản vẽ CAD. Sản phẩm của quá trình này tùy thuộc vào bản chất công việc và mức độ ngắn gọn của bản mô tả. Thường thì đây là các phiên họp với mục đích cao nhất là đưa ra các ý tưởng chính , thường liên quan đến các nhân sự chính từ phía khách hàng.
Concept design
Các ý tưởng được thẩm định và đánh giá bởi cả khách hãng lẫn nhà thiết kế để có thể đưa ra các quyết định liệu có tiếp tục đi sâu vào chi tiết hơn không, có bàn tính đến các yếu tố liên quan, để bước đầu định hình nó ở dạng các bản sketch, render và các mô hình xốp, kèm theo các công tác tạo hình 2D hoặc 3D trên CAD để mô tả các kiến trúc và mục tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
Phát triển Concept
Tập trung chủ yếu vào một lựa chọn nhỏ hơn của các concept để sát nhập vô số các yếu tố khác nhau để truyền tải và chứa đựng các yêu cầu của khách hàng (các nhân tố tối ưu, đặc tả kỹ thuật, sản xuất, mỹ thuật, v.v…). Thường thì sản phẩm của quá trình này cũng giống như ở quy trình trước, nhưng được tinh gọt kỹ lưỡng, tinh xảo hơn nhiều và có chiều sâu hơn, thể hiện trên các bản vẽ CAD ở dạng 3D.
Phát triển thiết kế
Tiền thân của các giai đoạn này thường tập trung thu hẹp để làm việc với một bản thiết kế duy nhất được chọn, cho dù các khía cạnh khác có thể vẫn chưa được chứng thực. Giai đoạn này hàm chứa tất cả các mục đích sản xuất thành phẩm và phần lớn hướng tới định hình từng khía cạnh của sản phẩm, do vậy cả hai yếu tố marketing và kỹ thuật có thể kết thúc xung đột bằng việc hợp nhất vào bản thiết kế. Thông thường sản phẩm của giai đoạn này đôi lúc là các bản vẽ CAD các mặt cắt ở dạng 2D để đặc tả các bề mặt 3D, các mô hình 3D dạng đặc và các mô hình hoàn thiện của sản phẩm. Mô hình hoàn thiện này xác định mọi phương thức mà sản phẩm cuối cùng sẽ được tạo ra.
Các công đoạn sau cuối và liên lạc
Những gì theo sau đó có thể bao gồm một số thứ phụ thuộc vào khả năng và nguồn lực của công ty đối tác. Nhiều công ty không có nguồn lực phát triển và phải dựa vào các nhà thiết kế của họ để thực hiện thông qua phát triển các phần của quá trình thiết kế, đặc tả, tạo mẫu, trang bị và sản xuất. Công việc này lúc nào cũng đòi hỏi phải làm việc với các bản vẽ 3D CAD quan trọng, mở rộng sang cả tạo mẫu và thử nghiệm trước khi sản xuất.
Ngoài ra, trong một công ty có nguồn lực dồi dào, thì quy chuẩn dành cho các nhà thiết kế sẽ được quản lý và giám sát chặt chẽ hơn thông qua một quy trình chỉ đạo, làm việc bên cạnh đội ngũ kỹ thuật và các phản hồi về các chỉnh sửa để đáp ứng các thay đổi cần thiết, hoặc là các kết quả của phát triển hay từ các bản nghiên cứu thị trường chi tiết.
/// Trong vài ngày tới, ban biên tập CGEZINE sẽ tiếp tục cập nhật thêm phần “các xu hướng tương lai ảnh hưởng như thế nào tới quy trình thiết kế sản phẩm” vào bài viết này, cũng như tiếp tục đưa thêm các loạt bài mới trong chuyên đề này lên website CGEZINE, mời các bạn đón xem.
- Based on The brief of Design by Matt Hunter, University of the Arts London
- Featured article series by Lê Thùy Linh | FirstNews | CGEZINE
- Series editor by Nguyễn Việt Thắng | elpvn | CGEZINE
- Series advisor by Tran Hai, senior designer, SiebertHead company
Post a Comment