BREAKING NEWS

KIẾN TRÚC

KIẾN TRÚC

KIẾN TRÚC

Block trong AutoCad: Sử dụng Block Authoring Palettes Đọc tiếp: Block trong AutoCad: Sử dụng Block Authoring Palettes

Bài tiếp theo trong loạt bài Sử dụng Block trong AutoCad.
Làm việc với block thật sự hiệu quả nếu chúng ta biết rõ về nó, từ cad 2006 trở đi block còn có thêm nhiều điều tuyệt vời, mình xin giới thiệu 1 trong số đó:  bộ công cụ Block Authoring Palettes, các bạn hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.
Sau đây là một số tính năng đặc biệt của bộ công cụ này.
- Array với Block
Bước 1: Trước tiên bạn tạo một block, ví dụ như  sau (click vào hình để xem hình đúng cỡ):
1 7 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 2 :Vào Edit Block bạn sẽ thấy bảng Block Authoring Palettes:
- Trong thẻ Parametters bạn chọn Linear Parametter
2 4 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Tích chọn 2 điểm đầu và cuối của đối tượng (sau đó ta sẽ xoá một đầu nếu chỉ muốn đối tượng mở rộng về một phía).
3 3 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 3: Chọn thẻ Actions chọn Array Actions rồi chọn Distance (Parametter)
4 1 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 4: Chọn vùng mình sẽ Aray. Đóng block, khi đó ta muốn Aray block thì chỉ cần click vào block rồi di chuyển mũi tên đến vị trí cần thiết.
6 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes

- Tạo block với nhiều lựa chọn (styles) khác nhau:
Cụ thể là ta sẽ tạo một block là một cái cửa sổ chẳng hạn, tuy nhiên khi chèn block đó vào ta sẽ có các lựa chọn để chèn các mẫu cửa sổ khác nhau, rất linh hoạt phải không, các bạn thử nhé.
- Trước tiên bạn dựng hình các style cửa sổ (vd 3 style) như của mình
1 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
- Sau đó bạn save file này lại với tên là filegoc.dwg (để làm bản gốc sau này sẽ mở ra rồi copy – chỉ là mẹo để thao tác nhanh hơn thôi)
- Bây giờ bạn bắt đầu tiến hành tạo chức năng Visibility (hiểu nôm na là tạo các kiểu style cho chiếc cửa sổ)
- Bạn mở file vừa tạo trên rồi “Save as” ra file mới đặt tên là Block.dwg
bạn có thể xoá bỏ style2 và style3 và chỉ giữ lại style1
Bước 2:  Block style1 lại
Bước 3: Vào Edit block (lệnh là bedit, be) bạn sẽ thấy bảng Block Authoring Palettes:
- Trong thẻ Parametters bạn chọn Visibility rồi click vào màn hình, nháy đúp vào đó
- Bảng Visibility states hiện ra (bạn có thể đổi lại tên thành kiểu 01), sau đó bạn chọn new rồi đặt tên cho view đó (ví dụ là kiểu 02) rồi nhấn OK.
2 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Sau đó vẽ 1 đường line để làm căn cứ căn chỉnh.
3 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Tiếp theo bạn nhấn vào nút Make Invisible ở góc phải phía trên
4 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes















- Rồi chọn tất cả các đối tượng (trừ đường line dùng làm điểm gốc)
- Sau đó bạn mở bản vẽ filegoc.dwg rồi copy mẫu cửa style 02 và paste lại vào (chú ý bắt điểm dựa vào đường line sao cho 2 khớp giữa 2 kiểu cửa).
5 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
- Tiếp tục nháy đúp vào chữ Visibility/ New và đặt tên là kiểu 03
- Tiếp theo bạn nhấn vào nút Make invisible ở góc phải phía trên rồi chọn tất cả các đối tượng (trừ đường line dùng làm điểm gốc)
- Sau đó bạn mở bản vẽ filegoc.dwg rồi copy mẫu cửa style 03 và paste lại vào (chú ý bắt điểm dựa vào đường line sao cho khớp giữa 2 kiểu cửa)
- Sau đó bạn xoá bỏ đường line (màu trắng dùng làm điểm gốc để paste), như vậy là ta đã tạo xong chức năng Visibility cho block này rồi (có thể close block và thử xem kết quả)
- Khi đó ta chọn block sẽ thấy biểu tượng tam giác, click vào đó ta sẽ thấy các Kieu 01,02,03
Còn một số chức năng khá thú vị nữa của bộ công cụ Block Authoring Palettes này, như tạo block có thể xoay bằng cách click chuột, tạo block có khả năng stretch,vv… do bài gốc post ảnh bị lỗi nên các bạn download bản pdf về xem nhé.


Đọc tiếp: Block trong AutoCad: Sử dụng Block Authoring Palettes

Post a Comment

 
Copyright © 2013 KIẾN TRÚC
Powered byBlogger